Mục lục
Thời điểm giao mùa là lúc thời tiết và độ ẩm trong không khí thay đổi thất thường. Đây là điều kiện thích hợp cho các bệnh về đường hô hấp diễn biến. Trong đó phổ biến nhất là chứng viêm phổi ở người cao tuổi.
Nguyên nhân dẫn đến viêm phổi ở người cao tuổi
Các bệnh về suy giảm chức năng phổi là một trong những bệnh lý nguy hiểm hàng đầu đã được đề cập rất nhiều. Xuất phát từ tình trạng ô nhiễm môi trường, tuổi tác, thói quen hút thuốc là và sự lây lan của các chủng virus gây bệnh là những nguyên nhân chính dẫn đến viêm phổi ở người cao tuổi.
Xem thêm: Rối loạn giấc ngủ ở người cao tuổi – Cẩm nang thông tin cần biết
Tùy theo nguyên nhân gây bệnh mà viêm phổi được chia thành 2 loại chính là viêm phổi mắc tại cộng đồng và mắc tại bệnh viện.
Viêm phổi mắc tại cộng đồng
Nếu như nguyên nhân dẫn đến viêm phổi ở trẻ em là do cơ thể còn yếu và tác động của môi trường, thời tiết. Thì lý do chính dẫn đến viêm phổi ở người cao tuổi thường là từ vi khuẩn, virus, nấm và nhiều tác nhân khác. Thông thường là do tụ cầu vàng, phế cầu khuẩn, trực khuẩn gram, âm đường ruột…
Bên cạnh đó, khi cơ thể người già nhiễm một số loại virus như cúm thông thường, virus gây hội chứng nhiễm trùng hô hấp cấp (SARS), cúm gia cầm, corona… cũng là nguyên nhân gây viêm phổi nặng.
Viêm phổi mắc tại bệnh viện
Viêm phổi mắc tại bệnh viện được xác định là những trường hợp viêm phổi xuất hiện sau khi nhập viện 48 giờ (bao gồm cả đối với bệnh nhân đang thở máy). Sau nhiễm khuẩn tiết niệu và nhiễm khuẩn máu, thì phổi là cơ quan dễ nhiễm khuẩn nhất trong bệnh viện.
Viêm phổi mắc tại bệnh viện sẽ nghiêm trọng hơn thông thường do có sự khác nhau về nguyên nhân gây bệnh ở từng bệnh viện hoặc thậm chí là từng khoa. Những vi khuẩn gây viêm phổi ở người cao tuổi tại bệnh viện bao gồm: vi khuẩn gram dương như Staphylococcus Aureus bao gồm cả MRSA; trực khuẩn âm đường ruột như Escherichia Coli, Klebsiella Pneumoniae; vi khuẩn gram âm không có nguồn gốc từ đường ruột như Pseudomonas Aeruginosa và các vi khuẩn cư trú ở hầu họng của bệnh nhân mắc bệnh nặng nằm tại bệnh viện.
Theo thống kê, nguyên nhân gây bệnh phổ biến nhất là do vi khuẩn gram âm và tụ cầu vàng. Ngoài ra, viêm phổi ở người cao tuổi cũng có thể do phế cầu hoặc thậm chí nguồn nước sử dụng trong bệnh viện cũng có thể là nguyên nhân làm bùng phát nhiễm trùng do Legionella.
Vì sao người lớn tuổi thường dễ mắc chứng viêm phổi?
Người cao tuổi là một trong những đối tượng có nhiều nguy cơ mắc các bệnh về đường hô hấp, trong đó có viêm phổi vì:
- Suy giảm hệ thống miễn dịch: Sự lão hóa của hệ thống miễn dịch làm cho người cao tuổi không chống lại được sự tấn công của các tác nhân gây bệnh.
- Mắc nhiều bệnh lý mãn tính: Phần lớn người cao tuổi thường mắc các bệnh lý mãn tính toàn thân hoặc hô hấp như đái tháo đường, suy giảm hệ miễn dịch, tim mạch, gan, thận mãn tính, viêm phế quản, tai biến…. làm tăng nguy cơ bị viêm phổi.
- Tác động từ những nhân tố gây hại: Thói quen sử dụng thuốc lá, thuốc lào, rượu bia hoặc ô nhiễm từ khói bụi… cũng là yếu tố quen thuộc và là tác nhân thúc đầy tình trạng viêm phổi ở người cao tuổi.
Trên đây là một số nguyên nhân thường thấy gây nên chứng viêm phổi ở người cao tuổi. Tuy nhiên, thực tế không phải tất cả tình trạng viêm phổi đều tìm được nguyên nhân dù ở bất kỳ đối tượng nào. Có đến 50% trường hợp mắc viêm phổi mà không xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh.
Dấu hiệu viêm phổi ở người cao tuổi mà bạn cần chú ý
Triệu chứng viêm phổi ở người cao tuổi rất khác so với người trẻ. Trong nhiều trường hợp, người bệnh thậm chí còn không sốt cao, nhất là những người tuổi cao, sức yếu, lú lẫn, ít vận động hoặc đi lại khó khăn, ăn uống thất thường. Tuy nhiên vẫn có một số dấu hiệu bạn có thể nhận ra khi người thân của mình mắc chứng viêm phổi như thở nhanh nông, thở rít, ho… Bên cạnh đó, một số người bệnh còn có dấu hiệu mất nước (môi khô, lưỡi trắng, má hóp, da nhăn nheo).
Hướng dẫn cách chăm sóc người cao tuổi bị viêm phổi tại nhà
Khi phát hiện người thân của mình bị viêm phổi, cần tăng cường lưu thông đường thở, bù nước cho bệnh nhân bằng cách nhắc nhở uống nhiều nước (từ 2-3 lít/ ngày). Có thể bổ sung từ nước ép trái cây hoặc sinh tố cho bệnh nhân.
Chú ý làm ẩm và nóng không khí thở vào cũng giúp làm loãng đờm và tăng cường lưu thông khí. Người bệnh có thể đeo khẩu trang, hít vào bằng đường mũi rồi thở ra qua miệng, môi khép kín. Khi xuất hiện biểu hiện ho, nên ho ở tư thế ngồi và hơi cúi về phía trước. Phần đầu gối và hông ở tư thế gấp giúp cơ bụng mềm và ít căng hơn khi ho. Hít vào chầm chậm qua mũi rồi thở ra bằng cách mím môi. Hạn chế dùng quá sức khi ho sẽ dẫn tới tổn thương cho phổi.
Có thể để người cao tuổi bị viêm phổi nằm nghỉ trên giường bệnh để làm giảm tiêu hao năng lượng và nên thay đổi tư thế thường xuyên. Sử dụng thuốc giảm ho hoặc giảm đau nếu có chỉ định của bác sĩ. Thường xuyên theo dõi thể trạng và tinh thần của người bệnh. Chú ý tới những dấu hiệu nhiễm khuẩn như: môi khô, lưỡi dơ, mắt trũng, sốt, khó thở…
Bạn cũng nên cẩn thận với tình trạng bệnh ngay cả khi đã cảm thấy khỏe hơn, vì viêm phổi rất dễ bị tái phát. Đồng thời luôn uống đúng và đủ các loại thuốc bác sĩ đã kê. Không nên tự ý ngưng thuốc khi chưa hết đơn vì có thể làm vi khuẩn qua lại sinh sôi gây tái bệnh.
Cách chủ động phòng ngừa viêm phổi ở người cao tuổi
Khi sức khỏe và hệ miễn dịch suy yếu làm cho sức đề kháng tự nhiên ở người cao tuổi bị giảm đi. Viêm nhiễm đường hô hấp cấp hay bệnh cúm ở người cao tuổi có xu hướng gia tăng, đặc biệt là trong thời điểm giao mùa hoặc có dịch cúm. Chính vì thế, việc tiêm vaccine ngừa cúm và phế cầu nên được chú trọng thực hiện thường xuyên. Bên cạnh đó, lối sống lành mạnh cũng góp phần phòng tránh bệnh viêm phổi ở người cao tuổi.
- Tránh tiếp xúc nhiều với không khí lạnh và giữ cho nơi ở thông thoáng, ấm áp.
- Giữ khoảng cách khi tiếp xúc với người bệnh, hạn chế tập trung nơi đông người và thường xuyên mang khẩu trang.
- Chú ý vệ sinh răng miệng, giữ vệ sinh đường hô hấp sạch sẽ và thông thoáng, thường xuyên rửa tay với xà phòng.
- Thiết lập thói quen vận động hằng ngày để nâng cao sức khỏe. Với những người bị liệt có thể vận động bằng cách nâng dậy và xoa bóp cơ bắp hoặc tập hít thở sâu để phục hồi các chức năng của phổi.
- Từ bỏ thói quen hút thuốc là và rượu bia
- Kiểm soát cân nặng và chế độ dinh dưỡng hợp lý
- Uống đủ nước, ăn nhiều hoa quả và rau xanh thay cho các món nhiều đạm, tinh bột và dầu mỡ…
Vừa rồi là những chia sẻ của Dinh dưỡng Khánh Hòa về bệnh viêm phổi ở người cao tuổi. Hy vọng với những thông tin trên đây, bạn đã biết cách chăm sóc và phòng ngừa bệnh cho người thân của mình. Đừng quên tiếp tục theo dõi chuyên mục dinh dưỡng của chúng tôi để có thêm nhiều kiến thức bổ ích khác bạn nhé!
- Liên hệ: Công Ty Cổ Phần Dinh Dưỡng Khánh Hòa
- Địa chỉ: Lầu 6 Tòa Nhà Hoàng Việt, 34 Hoàng Việt, Phường 4, Quận Tân Bình, Tp.HCM
- Điện thoại: 0899315319
- Website: khanhhoanutrifoods.com.vn
- E-mail: customercare@dinhduongkhanhhoa.vn